Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

(ST) Chim thay lông và cách chăm sóc

Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường kéo dài từ ba đến bốn tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.

Cách làm cho chim thay lông nhanh
khi chú chim thay lông các bác nên làm cách như sao:
thứ nhất tắm chim :khi tăm chim thay lông ae nên tắm vào lúc 3 đến 4 giờ chiều ,và trước khi tắm các bác phơi nắng cho mình khoảng 1 tiếng đồng hồ.và cho tăm.rồi đêm vô trùm lại
trong thời gian khoảng 10 ngày trến 15 ngày chim sẽ rụng hết và mọc lên ,nhưng điều quang trọng là mổi sáng và lúc khoảng 5 giơ chiều cho chim ăn mồi tươi.mổi lần ăn 5 đến 6 chú cao cao
thứ hai:khi chim thay lông song trong tháng đầu không được cho chim tắm nắng nhiều ,vì lúc đó bộ lông của chú nó còn yếu,nếu nắng nhiều sẽ làm khô lông.
sao thời giang đó các bác có quyền cho chim tăm nắng.

Vỏ quýt giúp chim thay lông nhanh
Em có con cm đang thay lông ,con này thuộc dạng cứng đầu thay mãy mà ko song .tình cờ hôm nọ vợ em có mua quýt về ăn em lấy một quả cắt đôi cho nó ăn em nghĩ cũng như cam thôi ,sang mở áo lồng ra thây chim hôm nay rụng nhiều lông hơn mọi hôm em thấy lạ hay vỏ quýt lam cho chim mau thay lông hơn .em nhặt thêm hai ba vỏ quýt nữa để dưới đáy lồng rồi phủ áo lồng để theo dõi .ko ngờ co tác dụng thật ,chim thay lông nhiều và nhanh hơn mọi khi đó là phát hiện mới của em cả nhà mình có bác nào dùng cách này chưa cho em xin ý kiến

Trứng kiến - phương thuốc thần diệu mùa thay lông




Từ xa xưa con người đã biết đến những lợi ích tuyệt vời từ những quả trứng kiến, vì thế mà việc sử dụng trứng kiến như một món ăn đã không còn là chuyện lạ, một số tộc người da đỏ ở Nam Mỹ đã biết dùng trứng kiến như một món ăn, một món gia vị cổ truyền, sau khi thu hoạnh trứng được giã nhuyễn phơi khô sử dụng như bột nêm canh của người hiện đại. Người Thái Lan thì lại nổi tiếng với món xôi trứng kiến béo ngậy thơm lừng.



Ở Việt Nam, một số tộc người Tây Nguyên có một món chấm khá độc đáo đó là muối kiến vàng, có thành phần chính gồm muối hạt rang và trứng kiến vàng, người Kinh thì dùng trứng kiến xào ăn chơi với lá bầu, lá sung, sang hơn thì có gói xôi, gói chả, làm bánh. Trứng kiến được ưa chuộng không chỉ bởi mùi vị thơm lừng béo ngây của nó, mà còn được biết đến như một liều thuốc thần kì cho sức khỏe con người, trong trứng kiến có những loại protein tốt giúp phụ hồi sinh lực, chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh dục, giải độc trong điều trị rắn cắn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trứng kiến gai đen có chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng các vitamin A, D,E, B1, B2, B12. Giá trị dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, riêng chất đạm chiếm tới 42 - 67%, bao gồm 17 axit amin trong đó 8 axit xmin không thay thế được. Đặc biệt trong trứng kiến còn có Trytophan là một axit amin thiết yếu của cơ thể con người, thành phần để tổng hợp protein đồng thời là chất trung gian truyền dẫn các tín hiệu thần kinh trung ương. Prolin làm chắc khớp, dây chằng, mô liên kết và sụn, Threonin ngăn chặn sự mỡ hóa gan, là nguồn năng lượng cho mô cơ, não bộ và hệ thống thần kinh trung ương, giúp sản xuất kháng thể để tạo cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt...



Lợi ích là thế, thần diệu là thế, nhưng trứng kiến lại hết sức rẻ tiền và dễ kiếm, trứng có quanh năm. Với nguồn dưỡng chất tuyệt vời, đặc biệt là đạm, một số nghệ nhân chơi chim cảnh đã áp dụng trứng kiến như một liều thuốc giúp chim có bộ lông mới ống mượt trong mùa thay lông. Việc sử dụng trứng kiến tuy rất tốt cho chim cảnh nhưng ta vẫn phải hết sức lưu tâm ở một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, đó là : thời gian cho ăn, liều lượng cho ăn, chất lượng trứng.



Trứng kiến được dùng phổ biến cho các loại chim cảnh nhưng đối với chim Chào Mào người ta thường nuôi thúc từ tháng 7 đến tháng 10 hằng nằm (tùy từng vùng), rơi vào đúng mùa thay lông của chim, thời gian thúc chim từ khi con chim rớt những chiếc lông đâu tiên cho đến khi chim thôi rớt và lên lông mới, chim đã lên lông ta tiến hành ngừng cung cấp trứng vì như thế chim sẽ xuống lông lần nữa gây xấu lông và kiệt sức cho chim, và cũng rất khó vào lửa. Lượng trứng cho ăn phải cân đối với khẩu phần đạm hằng ngày của chim. Ví dụ hàng ngày ta cho chim ăn 10 con cào cào, thì ta cũng bổ sung bằng chừng đó lượng trứng kiến, trứng kiến có nhiều đạm, collagen nên giúp chim có bộ lông mượt hơn hẳn.

Trong thời gian thúc trứng kiến ta cũng không quên bổ sung những loại trái cây có màu đỏ như Hồng, Cà Rốt, Củ Dền, để chim ra lông tách và đít đỏ, khẩu phần cám vẫn duy trì như thường lệ, không dùng cám kích, và các loại cám nóng khác. Nên tủ áo lồng tắm nắng - nước hợp lí để chim ra lông đều và đẹp như ý.



Với chim nuôi trong lồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng sút kém, chim hết "lửa" nên không hót; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu chim "nói chuyện đi gió" vào lúc ban trưa.Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không tránh được sự buồn lòng.

Có nhiều người lại cố ý để cho lồng dơ dáy để chim thay lông để chim thay lông được nhanh. tuy nhiên đây là phương pháp không thuyết phục, vì như chúng ta biết trong lúc chim thay lông sức khỏe cũng giảm đi rất nhiều nếu lồng chim không giữ vệ sinh chim dễ bị nhiễm bệnh...Khi bạn thấy chim có hiện tượng thay lông thì pha 1 ly dấm ăn vào thau nước cho chim tắm, khi tắm xong trùm áo lồng lại và treo vào nơi mát mẻ làm khoảng 2 đến 3 lần chim đổ lông rất nhanh đây là phương pháp mà tôi đã làm có hiểu quả khá hay mà lại không ảnh hưởng sức khỏe của chim. ( đây là phương pháp mà những người chuyên nhận nuôi chim thuê cho đổ lông ở Sài gòn họ đều thực hiện phương pháp này)...Khi chim thay lông nếu chúng trút bỏ được bộ lông cũ hoàn toàn, thì hy vọng mùa lông tới chim mới chơi hay được, còn ngược lại nếu chim chì thay dặm lác đác thì chắc chắn trong mùa tới chim không thể hay, đặc biệt các loài chim đá như chích chòe than hay họa mi...



Chăm sóc chim đang thay lông:

một số loài có phương pháp chăm sóc lúc thay lông khá giống nhau. Tuy nhiên riêng chim Chích Chòe Lửa bạn phải kỹ lưỡng hơn đôi chút.

thời gian chim Chích Chòe Lửa thay lông khá lâu từ lúc chim đổ lông đến khi có lửa để chúng hót lại khoảng 3 tháng, bạn lưu ý đừng mở áo lồng quá sớm, nhất là cho chúng đi đấu khi lông đuôi chưa ra đủ hết cỡ, như vậy sẽ làm hạn chế chiều dài của đuôi, cũng như làm cho đuôi của chúng bị chẻ làm hai thành chữ V, khi chân lông chưa cứng cáp, chỉ vì chúng ta nôn nóng mà làm mất đi về thẩm mỹ của chim Chích Chòe Lửa.... muốn làm lại ta phải đợi mùa thay lông năm tới. Như vây chịu khó đợi không lâu nữa thì sẽ là biện pháp tốt hơn...




Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, con mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.

Ví dụ: cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, mối, gián thì giành cho Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa... thằn lằn, thịt bò thì dùng cho Khướu...

Ngoài ra chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ GIMBORN RICH HEALTH FEATHER GLO AVI VITE, hay thuốc SKIN PLUMAGE FOOD SUPPLEMENT...

Lồng, chuồng và trại (nếu có) phải thật vệ sinh.

- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.

- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...

Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ, hy vọng sẽ mang lại cho các bạn sự thành công nhất định...

chúc các bạn vui vẻ....