CHIM DÒNG DỌC (Tên gọi Miền Nam)
RỒNG RỘC (Tên gọi của một số địa phương)
Tên khoa học : Ploceidae
Chim Dòng Dọc là một loài chim khá quen thuộc với miệt vườn Nam
bộ, là loài chim làm tổ kỹ càng, cầu kỳ, duyên dáng và có lẽ đẹp nhất
trong vô số các loài chim.
Chim mái có loại tổ riêng, kín đáo, phong cách rất… mái, chim trống có loại tổ riêng thông thoáng, cẩu thả trông rất… trống.
Vì phải giữ và ủ ấm trứng qua mưa gió, bão giông, cú vọ, rắn rết… nên tổ
Dòng Dọc mái trông như những chiếc túi hình chuông, bên hông phình ra,
nối liền với một cái ống tròn, phồng lên như ống tay áo của các chị, dài
dễ chừng một đến vài ba tấc, buông thõng, hướng xuống phía mặt đất làm
cái “cửa” có một không hai, để chúng chui ra chui vào đẻ rồi ấp trứng,
nuôi con…
Từ xa, tổ chim mái trông như những cái dấu chấm hỏi treo lơ lửng giữa
trời. Còn tổ của mấy chàng đực rựa thì đơn giản hơn nhiều. Giông giống
cái mũ chóp úp, như những chiếc lồng nhỏ được đan dệt rối hơn, thô hơn,
và vì ẩu tả nên cũng “hiện sinh” hơn, ngộ nghĩnh hơn với một chiếc cầu
nhỏ bắc ngang, hơi võng xuống làm chỗ đậu. Nếu được mục kích các “kiến
trúc sư” Dòng Dọc xây “nhà”, ta sẽ thấy chúng lựa chọn chất liệu kỹ càng
cho tổ ấm lý tưởng của mình thế nào. Chúng cần mẫn cắp từng cọng cỏ -
tươi có, khô có - lên rồi nhả ra, lựa cọng khác rồi lại bỏ xuống, đến
vài ba lần mới chọn được một cọng thật vừa ý, ngậm cho thật chặt bay về
tổ.
“Nhà” của các kiến trúc sư Dòng Dọc thường được treo trên những cành cây
sao, bần, gừa, da, sộp, tràm hoặc các bụi cỏ voi. Vào những ngày mưa
gió, nhìn nhà của chúng đong đưa tưởng chừng sắp rơi xuống đất mà
thương. Thế nhưng chẳng có chiếc nào rơi rụng cả, những chiếc tổ trông
rất mong manh ấy cứ thế bám chặt lấy các cành cây, kiên gan, bền bĩ,
trêu ngươi, như một cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt lạ
lùng, tuyệt hảo giữa không trung.
Chim của mình nuôi:
BỔ SUNG THÊM CHO BÀI VIẾT VỀ CHIM DỒNG DỘC...
CHIM DỒNG DỘC hay là RỒNG RỘC chim một thời rất đông đúc của thôn dã
Việt Nam nay thì hầu như thưa thớt ,vắng bóng do quá trình đô thị hóa và
nạn phá rừng bê tông hóa ....tiếc thay!!!
Họ Rồng rộc (danh pháp khoa học: Ploceidae) là họ chứa các loài chim nhỏ
trong bộ Sẻ có họ hàng gần với các loài sẻ đồng (họ Fringillidae).
Chúng là các loài chim ăn hạt với mỏ hình nón thuôn tròn, phần lớn sinh
sống ở khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi, một vài loài ở vùng
nhiệt đới châu Á cũng như tại Australia. Nhóm chim dạng rồng rộc này
được chia thành rồng rộc trâu, rồng rộc sẻ, rồng rộc điển hình và rồng
rộc góa phụ. Chim trống của nhiều loài có màu tươi, thường là đỏ hay
vàng và đen, một vài loài có màu sắc thay đổi trong mùa sinh sản.
Các loài rồng rộc hay rồng rộc sẻ là những loài chim có kiểu cách làm tổ
cầu kỳ phức tạp (có lẽ là phức tạp nhất trong các loại tổ chim), mặc dù
một vài loài đáng chú ý vì thói quen sinh đẻ ký sinh có chọn lọc.Ròng
rộc là chim thích sống thành bầy. Chúng làm tổ cạnh nhau, thường là vài
tổ trên một cành cây. Thông thường chim trống làm tổ và dùng chúng như
là một dạng thể hiện để quyến rũ chim mái.
Weavers, Sparrows - PLOCEIDAE – Họ Sẻ
1. Cinnamon Sparrow – Passer rutilans – Sẻ hung
2. Eurasian tree Sparrow- Passer montanus – Sẻ
3. Pegu House Sparrow – Passer flaveolus – Sẻ bụi vàng
4. Asian Golden Weaver – Ploceus hypoxanthus - Rồng rộc vàng
5. Streaked Weaver – Oloceus manyar – Rồng rộc đen
6. Baya Weaver – Ploceus philippinus – Rồng rộc
Trong đây chủ yếu là nói về Chi PLOCEUS ..gồm có
1/-Asian Golden Weaver – Ploceus hypoxanthus - Rồng rộc vàng
2/- Baya Weaver – Ploceus philippinus – Rồng rộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét