Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Làm chủ điện thoại Android

Việc làm chủ điện thoại Android (mà dân kỹ thuật gọi là “rooting”), thực ra là mở khóa các tính năng mới mà nhà mạng hoặc Google chưa hoặc không kích hoạt. Những chỉ dẫn dưới đây cho phép bạn có thể cá nhân hóa toàn bộ chiếc điện thoại Android của mình, có thể cài đặt ROM tùy biến, sao lưu dữ liệu, hay bổ sung thêm các tính năng tùy thích cho điện thoại. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc một số nguy cơ tiềm ẩn, chủ yếu là phá bỏ cơ chế bảo hành thiết bị, hoặc nếu thực hiện sai có thể khiến cho điện thoại trục trặc khó khôi phục được. Bước 1: “Chiếm quyền điều khiển gốc”

Bước đầu tiên hướng tới việc kiểm soát tổng thể thiết bị Android là người dùng phải có được quyền truy cập gốc. Bạn có thể sử dụng chương trình Easy Root (http://www.unstableapps.com/?p=61) để thực hiện việc này. Tuy nhiên, kể từ khi Android nâng cấp lên phiên bản mới thì chương trình này lại không chạy được. Mẹo ở đây là cài phiên bản Android cũ hơn cho smartphone rồi chạy Easy Root, rồi sau đó bạn có thể cài đặt ROM tùy ý.


Trước khi bắt đầu, bạn cần nhớ rằng khi thiết bị quay trở lại phiên bản hệ điều hành Android cũ thì dữ liệu trên thẻ SD hoặc trên máy chủ Google có thể sẽ bị xóa bỏ. Bài viết này sử dụng chiếc Motorola Droid và hệ điều hành Windows làm ví dụ.
Đầu tiên, bạn cần download và cài đặt gói ứng dụng RSD Lite (http://www.multiupload.com/18B5LGCGN0) và driver Motorola USB, rồi sau đó dowload bản sao lưu của tệp tin ảnh SPRecovery SBF (http://www.multiupload.com/UVKNCWC6CR). Hãy kết nối điện thoại Android với máy tính Windows qua cổng USB, rồi tắt thiết bị đi. Khởi động lại điện thoại bằng cách nhấn giữ nút nguồn rồi sử dụng phím mũi tên để chọn khởi động ở chế độ phục hồi (Recovery Mode).

Bước 1: Khởi động



Khi điện thoại đã được bật lên, hãy chạy ứng dụng RSD Lite (kích chuột phải vào biểu tượng trong Windows và chọn chế độ “Run as administrator”), chọn tệp tin ảnh SPRecovery SBF, rồi nhấn Start. RSD Lite sẽ thay thế ảnh phục hồi và khởi động lại điện thoại. Nếu bạn chưa nhận được thông báo “Pass” từ RSD Lite sau khi thiết bị khởi động lại thì lại phải thực hiện SPRecovery cùng với with RSD Lite một lần nữa.


Bước tiếp theo là cài đặt phiên bản gốc có sẵn của Android OS 2.1 trên Droid. Để làm được việc đó, bạn cần phải download ảnh Android OS và đặt lại tên thành update.zip. Hãy kết nối Droid với PC thông qua cổng USB, bật thiết bị lên, rồi copy tệp tin update.zip vào thư mục gốc của thẻ SD. Tiếp theo hãy rút cáp USB ra, tắt nguồn và khởi động lại điện thoại Droid trong khi nhấn giữ phím “x”.


Khi điện thoại đã khởi động xong, bạn sử dụng phím âm lượng để điều hướng và nút camera để chọn chế độ Wipe data/factory reset. Chọn Wipe cache partition, tiếp theo là Install, và Allow update.zip. Bản nâng cấp sẽ được tiến hành, sau đó điện thoại Droid sẽ khởi động lại ở phiên bản Android 2.1.


Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn truy cập gốc tới các thiết bị Android khác tại địa chỉ CyanogenMod Wiki (http://wiki.cyanogenmod.com/).

Bước 2: Thay ROM

Sau khi đã nâng cấp điện thoại lên phiên bản Android 2.1, bạn cần phải nâng cấp lần nữa cho ROM bên thứ ba. Và một trong những công cụ phổ biến nhất để thực hiện việc này là CyanogenMod (http://www.cyanogenmod.com/).
CyanogenMod có ROM cho khá nhiều dòng điện thoại, và nó có thể bổ sung thêm nhiều tính năng mới, chẳng hạn như chia sẻ kết nối Internet của điện thoại với các thiết bị khác. Ngoài ra, CyanogenMod cũng cho phép bạn sử dụng ROM của phiên bản Android OS mới hơn trên thiết bị cũ hơn hoặc không được hỗ trợ, chẳng hạn như Froyo trên chiếc G1.



Sau khi đã điều khiển được thiết bị gốc, cách dễ nhất để thay thế ROM chính là sử dụng chương trình ROM Manager hiện đang được cung cấp trên Android Market (cả bản miễn phí và tính phí) để cài đặt chương trình ClockworkMod Recovery (http://www.clockworkmod.com/). Bạn hãy download, cài đặt và mở chương trình ROM Manager, rồi chọn chế độ Flash ClockworkMod Recovery, chọn thiết bị và cấp cho chúng quyền truy cập gốc khi được yêu cầu.


Tiếp theo bạn mở lại trình điều khiển ROM Manager, chọn Download ROM từ menu chính, và chọn ROM mà bạn muốn cài đặt. Khi ROM hoàn tất việc download, bạn cần cấp quyền truy cập gốc cho nó nếu cần, và chọn cả hai chế độ Backup Existing ROM và Wipe Data and Cache. Điện thoại Droid sẽ cài đặt CyanogenMod ROM và khởi động lại.

Bước 3: Tùy biến giao diện

Mặc dù giao diện Android OS theo kiểu chứng khoán đã khá đẹp nhưng bạn vẫn có thể cải thiện và tùy biến thêm, nhất là đối với bàn phím màn hình. Bạn ghen tị với bàn phím SenseUI của HTC? Bạn không có điện thoại hỗ trợ cảm biến đa điểm hoặc dùng ngón tay để phóng to-thu nhỏ trong trình duyệt Web? Chỉ cần sử dụng bản thay thế ROM có sẵn những thành tố giao diện mà bạn muốn. Từ CyanogenMod, bạn có thể nhặt ra và chọn phần bổ sung giao diện tùy biến theo ý thích.

Bước 4: Ép xung điện thoại Android

Có thể bạn đã từng ép xung PC nhưng với điện thoại thì đây lại là phạm trù khá lạ. Tuy nhiên, việc ép xung lại rất dễ dàng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng việc này có thể gây tổn hại cho phần cứng điện thoại nếu bạn ép xung quá nhiều, hoặc sử dụng phương pháp không thích hợp với thiết bị.


Chương trình SetCPU (có bán trên Android Market) sẽ giúp bạn thực hiện việc này dễ dàng hơn. Mức mặc định của chương trình này chỉ cho tốc độ trung bình, nhưng bạn vẫn có thể cá nhân hóa ép xung lên mức cao hơn theo yêu cầu. Dĩ nhiên, xung nhịp càng cao thì điện thoại càng nhanh hao pin. Tuy nhiên, SetCPU có thể hạn chế tối đa nhược điểm này. Nếu muốn pin điện thoại dùng lâu hơn, bạn có thể sử dụng SetCPU để giảm xung xuống mức thấp hơn. Dĩ nhiên, tốc độ xử lý của điện thoại sẽ thấp hơn, đổi lại pin của máy sẽ chạy lâu hơn.

Bước 5: Quản lý tác vụ tốt hơn

Bạn không cần khởi động lại thiết bị Android để sử dụng tiện ích quản lý tác vụ này. Advanced Task Manager (có bán trên Android Market) là lựa chọn khá tốt để bạn triệt tiêu các tiến trình (process) đang chạy trên hệ thống, hoặc thiết lập các tác vụ theo lịch, hay thậm chỉ là tháo cài đặt ứng dụng trên hệ thống.

Bước 6: Sao lưu mọi thứ

Thậm chí ngay cả với một chiếc điện thoại như Android cũng có thể đối mặt với tình trạng mất mát dữ liệu. Chính vì vậy, bạn nên sao lưu dữ liệu trên điện thoại một cách thường xuyên và đầy đủ hơn. Một trong những tiện ích tốt nhất để làm điều này là Titanium Backup (có bán trên Android Market), hiện đang được cung cấp trên Android Market. Titanium Backup có thể tạo ra hoặc khôi phục ảnh chụp (snapshot) thiết bị. Bạn cũng có thể sử dụng trình quản lý tệp tin Astro File Manager (có bán trên Android Market) để theo dõi tất cả các tệp tin trên điện thoại.


“Hack” điện thoại Android nghe qua có vẻ phức tạp nhưng thực ra lại khá dễ dàng. Chỉ với chút ít thời gian, bạn có thể dễ dàng biến chiếc điện thoại Android của mình thành công cụ điều khiển đa năng và sử dụng chúng một cách hữu ích hơn.
 

Những phím tắt trên di động Android có bàn phím


 Hầu hết hiện nay các dòng điện thoại hệ điều hành Android điều sử dụng màn hình cảm ứng nên nhiều người dùng đã không biết rằng đối với những chiếc điện thoại Android có thêm bàn phím vật lý QWERTY thì sở hữu rất nhiều phím tắt giúp gọi ứng dụng và thực thi các tác vụ nhanh hơn.

Những phím tắt này cũng được tích hợp với 4 phím nhấn mặt định cho những chiếc điện thoại Android là Menu, Home, Tìm kiếm và Back.

Phím tắt sử dụng cho màn hình Home: khi người dùng nhấn nút Menu, đi kèm với một số phím, người dùng có thể truy cập đến các trình đơn, ứng dụng cơ bản sau:

* Menu + A: Thêm widget
* Menu + S: Mở tìm kiếm
* Menu + W: Thay đổi hình nền
* Menu + N: Mở thông báo
* Menu + P: Mở cài đặt (Settings) trên máy.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể mở bất cứ ứng dụng nào trên màn hình Home bằng cách tùy biến trong Quick Launch Shortcuts. Để chỉnh sữa và thêm phím tắt trong Quick Launch thì bạn hãy nhấn vào Menu/Settings/Applications/Quick launch.


Phím tắt để mở các ứng dụng Android

* Search + B: Mở trình duyệt
* Search + C: Mở Danh bạ
* Search + E: Mở Email
* Search + G: Mở Gmail
* Search + P: Mở chương trình chơi nhạc
* Search + S: Mở tin nhắn
* Search + Y: Mở YouTube

Phím tắt trong trình duyệt

* Menu + J: Quay lại trang
* Menu + K: Đi đến trang kế tiếp
* Menu + R: Làm mới (Refresh) lại trang hiện tại
* Menu + F: Tìm một trang
* Menu + B: Mở bookmarks
* Menu + A: Thêm bookmarks
* Menu + S: Mở Menu chia sẻ mạng xã hội
* Menu + H: Mở History
* Menu + S: Mở tùy chọn trình duyệt
* Menu + D: Download
* Menu + G: Xem thông tin trang
* Menu + E: Lựa chọn đoạn văn bản

Phím tắt trong Gmail của Android

* R: Trả lời một thư hiện tại
* A: Trả lại cho tất cả trong thư
* Y: Xem thư đã lưu
* Menu + U: Làm mới hộp thư
* Menu + C: Viết một e-mail mới
* Alt + Up: Lên trên cùng
* Alt + Down: Xuống dưới cùng

Phím tắt khi soạn thảo

* Shift + Del: Xóa các ký tự bên phải con trỏ
* Alt- + Del: Xóa cả dòng
* Shift + Shift (Nhấn hai lần): Kích hoạt caps-lock; nhấn Shift một lần để thoát
* Alt + Left: Di chuyển con trỏ đến đầu dòng
* Alt + Right: Di chuyển con trỏ đến cuối dòng
* Alt + Up: Di chuyển con trỏ lên trên trang
* Alt + Down: Di chuyển con trỏ lên cuối trang
* Shift + Left/Right: Đánh dấu văn bản để cắt hoặc sao chép.



Nguồn bài viết : Dalast News

Cẩm nang Android dành cho người mới sử dụng


Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng diện thoại Android thì những khái niệm cơ bản và đơn giản nhất về hệ điều hành dành cho điện thoại Android, có thể sẽ giúp ích được cho nhiều người dùng, làm sao để hiểu rõ về bản chất và cách sử dụng sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điện thoại Android

Andoird và Google – mối liên kết chặt chẽ:

Trước tiên, Bạn cần biết về nguồn gốc của Android, được nghiên cứu và phát triển bởi Google. Do vậy không có gì khó hiểu nếu nó gắn liền với tài khoản Google. Khi khởi động điện thoại Android lần đầu tiên, hệ thống sẽ yêu cầu người sử dụng thiết lập tài khoản Google, sau đó sẽ tự động tạo liên kết Google Contacts, Gmail và Google Calendar tới điện thoại:


Màn hình chính:

Màn hình hoạt động chính ở đây khá giống với Desktop trên máy tính. Thông thường sẽ có từ 3 – 7 chương trình mặc định trên màn hình, bạn có thể trượt ngón tay trên màn hình cảm ứng để chuyển vị trí sang trái hoặc phải. Những biểu tượng trên màn hình là chương trình hoạt động, hay có thể coi là shortcut ứng dụng, ví dụ như Gmail, Calculator...


Bên cạnh biểu tượng, tại đây còn có những thành phần khác gọi là widget – có thể tương tác với các ứng dụng khác hoặc chính nó để cập nhật và hiển thị thông tin trên màn hình. Ví dụ như widget về đồng hồ, dự báo thời tiết, các đơn vị tiền tệ, Facebook...

Thêm các ứng dụng/widget tới màn hình chính:

Để làm được việc này, các bạn nhấn và giữ ngón tay tại khoảng trống màn hình, 1 cửa sổ popup sẽ hiển thị và hỏi bạn muốn thêm gán thêm ứng dụng nào. Nhấn Shortcuts > Applications và chọn chương trình mong muốn:


Danh sách các ứng dụng:

Tại vi trí giữa phía cuối màn hình, bạn sẽ thấy 1 biểu tượng như hình bên dưới. Khi nhấn vào đó, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ danh sách các ứng dụng đã được cài đặt, chức năng tương tự như Start Menu trong Windows:


Thanh thông báo tình trạng:

Thanh menu này hiển thị ở phía trên hầu hết các cửa sổ, chương trình, ứng dụng... bao gồm thông tin chi tiết về thời gian, lưu lượng pin, tín hiệu sóng... Khi nhấn vào đây, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông bao tình trạng trong 1 cửa sổ, để đóng cửa sổ này lại các bạn nhấn nút Back hoặc Home:


Hệ thống nút chức năng cơ bản:

Hầu hết các mẫu điện thoại Android đều có 4 phím: Back, Menu, Home, Search. Nút Back tương tự như Back được sử dụng trong trình duyệt, bạn dùng nút này để quay trở lại trang, cửa sổ hoặc ứng dụng trước đó. Nếu đang soạn thảo văn bản và nhấn Back, bàn phím ảo sẽ biến mất:


Nút Home có chức năng tương tự như Show Desktop trên Windows, khi sử dụng, toàn bộ cửa sổ, ứng dụng đang mở sẽ được giấu đi và màn hình chính hiện ra. Để quay trở lại các cửa sổ hoặc ứng dụng trước đó, các bạn nhấn và giữ nút Home.

Còn đối với Menu, chức năng của nó không cố định, thay đổi phụ thuộc vào “vị trí” hiện tại của bạn. Nếu đang ở màn chính, bấm Menu để thay đổi wallpaper, thiết lập hệ thống, các thông tin cảnh báo... Còn nếu đang sử dụng chương trình bất kỳ, nhấn Menu để hiển thị các tùy chọn của chương trình đó. Và nếu muốn sử dụng bàn phím ảo, bạn chỉ cần nhấn và giữ phím Menu này:


Nút Search sẽ giúp bạn tìm kiếm file, ứng dụng hoặc bất cứ thông tin nào trong hệ thống.

Điều chỉnh các thiết lập:

Trên màn hình chính của điện thoại, nhấn Menu > Setting, cửa sổ thiết lập chính của hệ thống sẽ hiển thị. Nếu muốn tắt hoặc bật chức năng Wifi, chọn phần Wireless and Network và Turn On hoặc Turn Off:


Toàn bộ thiết lập của điện thoại đều có tại đây, từ hệ thống mạng, ứng dụng, âm thanh, bảo mật...

Cài đặt ứng dụng từ Market:

Trước tiên, điện thoại Android đều được đi kèm với 1 chương trình chung gọi là Market – được sử dụng để cài đặt các công cụ hỗ trợ khác. Để sử dụng, các bạn cần phải có kết nối Internet, qua Market, người sử dụng sẽ truy cập và tham khảo tại các mục phân loại chương trình tương ứng, ví dụ như Productivity, Games, Communication... Khi đã chọn được 1 chương trình phù hợp, nhấn Install, hệ thống sẽ hiển thị thông tin liên quan và quyền truy cập, các bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin này trước khi tiếp tục:


Quá trình cài đặt sẽ bắt đầu và thông báo khi kết thúc.

Tất cả các chương trình, ứng dụng tại đây được chia làm 2 loại: miễn phí và trả phí. Loại trả phí chỉ áp dụng trên những quốc gia nhất định nào đó, do vậy nếu bạn không thấy chương trình trả phí nào tại Market thì cũng đừng quá ngạc nhiên. Và nếu muốn thanh toán để mua chương trình, các bạn cần thiết lập tài khoản Google Checkout (sẽ hỗ trợ các chức năng của Paypal trong tương lai sắp tới).

Gỡ bỏ các ứng dụng:

Để làm việc này, các bạn chọn mục Settings -> Applications -> Manage Application, toàn bộ chương trình sẽ được liệt kê tại đây. Chọn ứng dụng cần gỡ bỏ và nhấn nút Uninstall:


Theo Xã hội thông tin


8 điều cần chú ý trước khi nghịch Android


Trước khi bạn tiến hành cải tiến chiếc điện thoại Android để có hiệu suất hoạt động tốt hơn cùng những tính năng mới mẻ, hãy để mắt đến những điều cần lưu ý sau

1. Firmware Android là gì?

Thông tin cần tìm hiểu trước tiên là về firmware, là hệ điều hành đang sử dụng. Phiên bản firmware Android mới nhất là 2.2 (tên mã là Froyo), và bản tiếp theo 2.3 với tên mã Gingerbread sẽ được công bố vào tháng tiếp theo:



Việc tìm hiểu thông tin này rất quan trọng vì qua đó bạn có thể biết được những gì làm và không nên thực hiện trên chính chiếc điện thoại của bạn. Ví dụ: chức năng Internet tethering chỉ có trong phiên bản Froyo 2.2, do vậy nếu đang sử dụng firmware 2.1 hoặc thấp hơn, bạn sẽ phải áp dụng các phần mềm third party khác. Bên cạnh đó, một số ứng dụng trên thị trường như Adobe Flash, chỉ hỗ trợ phiên bản firmware từ 2.0 trở lên, do vậy với firmware Doughnut 1.6 người dùng sẽ không thể sử dụng được chương trình.

2. Làm thế nào để kiểm tra firmware?

Để kiểm tra thông tin chính xác và cụ thể của firmware, các bạn chọn Home > Settings, và cuối xuống phía dưới menu cho tới khi thấy mục About Phone:



3. Root là gì?

Với 1 số chương trình khi download từ nguồn cung cấp về điện thoại, bạn sẽ thấy có yêu cầu quyền truy cập root. Vậy chính xác đây là gì?



Giải thích 1 cách ngắn gọn, việc “root” điện thoại Android gần như jailbreak iPhone vậy. Quá trình root sẽ cung cấp cho người dùng quyền truy cập và quản lý các ứng dụng, thiết lập và tùy chỉnh bên trong hệ điều hành. Và với quyền hạn này, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ khác nhau như “ép xung” CPU, cài đặt ứng dụng vào thẻ lưu trữ SD, gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết, và một số thao tác khác.

4. Thực hiện quá trình “root” trên điện thoại như thế nào?

Không giống như iPhone, quá trình này trên Android phụ thuộc vào mẫu điện thoại bạn đang sử dụng. Ví dụ, mẫu Nexus One với hệ điều hành nguyên bản thì việc root khá dễ dàng, nhưng với mẫu Droid X cùng đi kèm với 1 số cơ chế bảo mật kỹ càng, thì quá trình này sẽ phức tạp hơn.
SuperOneClickUnrevoked hiện đang là 2 công cụ hỗ trợ khá tốt việc root. Trong khi Unrevoked chỉ hoạt động với 1 số mẫu điện thoại phổ biến, thì SuperOneClick tương thích tốt với hầu hết các điện thoại sử dụng Android. Và cả 2 chương trình này đều hoạt động tốt trên Windows, Mac và Linux:



Tất cả những gì bạn cần làm là kết nối điện thoại tới máy tính, và khởi động chương trình. Nhấn nút ROOT, và ứng dụng sẽ thực hiện toàn bộ phần còn lại của quá trình. Lưu ý rằng việc root này không phải là bất hợp pháp, nhưng sẽ làm mất hiệu lực bảo hành, vì vậy hãy cân nhắc việc thực hiện quá trìn này, có thực sự cần thiết hay không.

5. ROM là gì?

Trừ khi bạn đang dùng mẫu điện thoại Nexus One, hầu hết các mẫu còn lại đều sử dụng một bộ ROM đã được điều chỉnh. Khi Google hoàn tất mỗi một phiên bản Android, họ sẽ công bố rộng rãi bộ mã nguồn chính thức. Các nhà phát triển và cung cấp khác sẽ sử dụng bộ mã nguồn này, tùy chỉnh và thêm vào đó 1 số thành phần nhất định. Những phần mềm, hệ điều hành như vậy được gọi là ROM.



Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp thể hiện khá rõ qua việc điều chỉnh, thay đổi giao diện điều khiển chính (HTC Sense, MotoBlur, TouchWiz...), và 1 số ứng dụng hệ thống khác để tạo thương hiệu cho chình mình. Người dùng khi mua điện thoại của họ thì cũng sẽ phải dùng phần mềm, hệ điều hành của nhà cung cấp đó. Mặt khác, các nhà phát triển từ hãng thứ 3, ví dụ như
Cyanogen, sẽ sử dụng hệ điều hành nguyên bản, gỡ bỏ 1 số ứng dụng không thực ự cần thiết, cài thêm chương trình hỗ trợ, cải thiện hiệu suất làm việc... sau đó thử nghiệm và công bố sản phẩm cuối cùng của họ tới người sử dụng. Lưu ý với các bạn rằng những bản ROM đã được tùy chỉnh này rất dễ sử dụng và lôi cuốn mọi người, do vậy rất nhiều người sau khi dùng những bản ROM này thì sẽ không muốn quay trở lại hệ điều hành gốc nữa.

6. Cài đặt ROM như thế nào?

Nếu muốn cài ROM trên điện thoại, trước tiên các bạn phải thực hiện quá trình root. Và 1 trong những cách đơn giản, ngắn gọn nhất là sử dụng công cụ
ROM Manager:



Sau khi hoàn tất việc root và cài đặt ROM Manager, hãy làm theo các bước tuần tự sau:

- Flash ClockworkMod Recovery.
- Sao lưu bản ROM hiện tại, sau đó khởi động lại điện thoại.
- Tải phiên bản ROM phù hợp.
- Cài đặt ROM từ thẻ nhớ.

7. Sao lưu dữ liệu:

Trước khi thử nghiệm những tính năng mới, điều cơ bản nhất cần lưu ý là phải sao lưu dữ liệu trước khi cài ROM. Các bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như
Titanium Backup. Sau khi cài đặt Titanium Backup thành công, các bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn của chương tình để sao lưu dữ liệu:



8. Sao lưu phiên bản ROM hiện thời:

Việc cuối cùng trong danh cách cần chú ý là sao lưu bản ROM đang sử dụng, qua đó người sử dụng có thể khôi phục lại tình trạng của thiết bị nếu có lõi xảy ra. Sau khi cài đặt ROM Manager, chọn mục Backup Current ROM trong danh sách:



Theo alogsm


[Thủ thuật] Quản lí bộ nhớ trong của thiết bị chạy Android

Một trong những vấn đề có nhiều người thắc mắc trong thời gian qua đó là vì sao bộ nhớ trong của thiết bị Android giảm đi khá nhanh. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân và phương hướng khắc phục.

Bộ nhớ trong của điện thoại chứa những gì?

Bộ nhớ trong (Internal Storage) là bộ nhớ được nhà sản xuất tích hợp vào bên trong thiết bị. Đó là nơi lưu trữ các dữ liệu phát sinh của hệ điều hành trong quá trình hoạt động của thiết bị. Ngoài ra, nhiều ứng dụng của Android cũng được mặc định cài đặt lên bộ nhớ trong của máy. Một số ứng dụng khi chạy còn lưu trữ bộ nhớ đệm (cache) và các loại dữ liệu khác (gọi chung là application data). Tất cả các dữ liệu này khiến cho bộ nhớ trong của máy chúng ta giảm đi rất nhanh, đôi lúc nhiều bạn phát hoảng với mức độ giảm của nó.

“Triệu chứng” khi bộ nhớ trong còn quá ít


Khi không còn nhiều không gian để hoạt động, Android sẽ thông báo đến bạn dòng chữ “Low on space” trên thanh Notification bar. Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy dung lượng bộ nhớ trong của chúng ta đã giảm xuống rất thấp. Bên cạnh đó, máy sẽ chạy chậm đi thấy rõ, chẳng hạn việc mở ứng dụng trước đây được thực hiện rất nhanh chóng, bây giờ lại chậm như rùa, kèm theo là những cái giật rất bực mình. Việc duyệt HomeScreen rất khó chịu, làm chúng ta có cảm giác như màn hình cảm ứng đã mất hết độ nhạy. Các ứng dụng chạy chậm chạp, độ phản hồi chậm, tốc độ tải trang web giảm đi,… Đây là lúc bạn cần dọn dẹp lại “cục cưng” của mình.

Các phương pháp khắc phục khi bộ nhớ trong giảm nhanh hay còn thấp

1. Chuyển ứng dụng lên thẻ nhớ

Đây là cách làm hữu hiệu đối với các ứng dụng lớn, chẳng hạn như game, các ứng dụng đồ họa hay ứng dụng văn phòng. Các ứng dụng này chiếm từ 5MB đến 10MB dung lượng bộ nhớ trong khi các điện thoại Android thường chỉ có bộ nhớ trong từ 100-200MB mà thôi (ngoại trừ các dòng cao cấp có dung lượng từ 1GB trở lên). Khi đã chuyển lên thẻ nhớ, phần còn lại của ứng dụng chỉ còn khoảng 1-2MB, một số chỉ còn khoảng vài trăm KB mà thôi. Tuy nhiên, tính năng này chỉ được hỗ trợ chính thức trên Android 2.2 trở lên. Nếu bạn đang sử dụng Android 2.1, việc chuyển ứng dụng lên thẻ phải thông qua chương trình App2SD tích hợp trong các bản ROM cook dành riêng cho từng máy. Bạn có thể duyệt tìm các chủ đề dành cho máy của mình trên diễn đàn Tinh Tế để tìm hiểu thêm.


2. Xóa các loại bộ nhớ đệm

Như đã đề cập ở trên, bộ nhớ đệm phát sinh rất nhiều trong quá trình chúng ta sử dụng máy. Thời gian dùng càng dài, những dữ liệu phát sinh càng nhiều, chiếm nhiều không gian trong bộ nhớ của máy.

Lưu ý:
xóa bộ nhớ đệm có thể làm cho ứng dụng của bạn mất thời gian lâu hơn để tải nội dung vì bộ nhớ đệm chính là phần lưu lại của lần sử dụng trước. Ứng dụng mà bạn KHÔNG NÊN xóa bộ nhớ đệm là các ứng dụng duyệt ảnh (nhất là Gallery 3D của Android 2.2, 2.3). Tùy vào tính năng của từng ứng dụng mà bạn có thể quyết định có xóa cache hay không nhé. Nhưng cũng đừng quá lo lắng khi lỡ xóa chúng, vì chỉ sau một lần chạy là ứng dụng lại bắt đầu khởi tạo các dữ liệu tạm rồi.

Đầu tiên, chúng ta hãy xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt. Bộ nhớ đệm của nó có thể lên đến 10MB đấy. Khoảng trống đó sẽ giúp máy chạy nhanh chóng hơn, mượt mà hơn. Bạn truy cập vào ứng dụng Browser, nhấn nút Menu > More > Settings > Clear cache, sau đó nhấn OK trong hộp thoại xuất hiện.



[box=700]Mẹo: ứng dụng Dolphin Browser cho phép bạn chuyển vị trí lưu cache từ bộ nhớ máy sang thẻ nhớ, do đó bạn có thể dùng ứng dụng này để duyệt web thay cho Browser mặc định. Để thiết lập, bạn vào Settings > Advanced Settings rồi chọn vào ô Cache to SD.[/box]

Để xóa bộ nhớ đệm của các ứng dụng khác, bạn truy cập vào Settings > Application > Manage Application. Tại đây bạn sẽ thấy tất cả các ứng dụng hiện có trên máy. Để xem và xóa bộ nhớ đệm của một ứng dụn nào đó, bạn chạm vào tên của ứng dụng đó. Nhìn xuống trường Cache, bạn sẽ thấy nút Clear cache. Nhấn vào đó là bộ nhớ đệm sẽ được làm sạch. Thật đơn giản đúng không nào. Ngoài ra, ứng dụng History Eraser có thể giúp bạn thực hiện việc này nhanh hơn, nhưng chúng ta lại mất một khoảng để cài đặt nên mình không thích lắm.


Việc xóa bộ nhớ đệm bạn có thể thực hiện định kì một tháng một lần hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ sử dụng máy của bạn. Xin nhắc lại là xóa bộ nhớ đệm không làm mất dữ liệu gì của bạn nên đừng lo lắng nhé.

3. Xóa email, tin nhắn, danh sách cuộc gọi nếu không dùng nữa

Có thể từng email, từng tin nhắn chẳng là gì so với mức dung lượng vài trăm Megabyte mà các thiết bị Android hiện nay sở hữu. Tuy nhiên, hàng trăm email hàng ngàn tin nhắn có thể chiếm đi vài chục MB dung lượng. Vì vậy, hãy xóa đi các email không dùng, đặc biệt là các email có đính kèm, mà bạn đã lưu vào điện thoại. Các tin nhắn SMS, MMS và danh sách cuộc gọi (Call log) cũng nên xóa đi nếu chúng không quan trọng. Việc này sẽ giúp bạn phần nào trong việc giải phóng bộ nhớ máy.

4. Gỡ bỏ các ứng dụng không dùng đến

Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ đến, đặc biệt với người dùng mới (Khi mới dùng Android, mình cũng như thế mặc dùng đã dùng PC nhiều vậy mà cũng không nghĩ ra việc gỡ bỏ ứng dụng). Việc gỡ bỏ (Uninstall) có thể thực hiện bằng cách truy cập vào Settings > Applications > Manage Application, chọn vào ứng dụng nào không dùng nữa rồi nhấn Uninstall.


Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng hỗ trợ việc gỡ bỏ ứng dụng, chẳng hạn như ZDBox. Ứng dụng này cho phép bạn gỡ bỏ một lúc nhiều ứng dụng bằng tính năng Batch Uninstall hoặc di chuyển nhiều ứng dụng sang thẻ nhớ với Batch Move, rất tiện cho việc dọn dẹp toàn diện chiếc máy.




Chúc mọi người vui vẻ với chiếc Android và thành công trong cuộc sống.


Theo Tinh tế

Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới



Android 3.0 là một trong những hệ điều hành đầu tiên được thiết kế riêng cho các máy tính bảng. Hệ điều hành này hứa hẹn mở ra một tương lai mới cho máy tính cá nhân với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất cũng như giá thành thiết bị không quá cao. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để làm quen với chiếc máy tính bảng sử dụng Android Honeycomb.

1. Giới thiệu sơ lược về Android Honeycomb

Android Honeycomb được giới thiệu cách đây khá lâu, tuy nhiên thiết bị đầu tiên sử dụng hệ điều hành này được bán ra thị trường là chiếc Motorola Xoom (tháng 2/2011). Android Honeycomb được Google xác định là một hệ điều hành chỉ dành cho máy tính bảng. Từ giao diện, biểu tượng, thông báo cho đến các ứng dụng hệ thống đều được Google tối ưu hóa để sử dụng trên một màn hình kích thước lớn. Android 3.0 có nhiều điểm tương đồng với các phiên bản Android dành cho điện thoại di động nên nếu bạn đã sử dụng qua một chiếc Android phone thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen với Android 3.0

2. Các thành phần chính của giao diện


Giao diện trên Android Honeycomb bao gồm những thành phần chính sau:

+ Màn hình khóa (Lockscreen): Nơi đầu tiên bạn thấy sau khi nhấn nút Unlock trên máy. Để mở khóa, bạn trượt vòng tròn nhỏ ra phía đường tròn lớn, không nhất thiết phải để vòng tròn nhỏ trùng với hình ổ khóa.


+ Cụm phím điều khiển:
Đây là các phím cực kì quan trọng trong quá trình sử dụng của chúng ta. Mặc định, sẽ có 3 nút cơ bản với các chức năng: Back, Home và Recent Apps. Phím Back có nhiệm vụ quay trở về màn hình/ứng dụng/trang web trước đó. Phím Home sẽ đưa bạn ngay về màn hình chủ (được gọi là HomeScreen – nơi bạn nhìn thấy đầu tiên sau khi mở máy) trong khi phím Recent Apps sẽ giúp bạn chuyển nhanh giữa các ứng dụng. Có thể nói phím Recent Apps là nền tảng quan trọng cho việc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc (multitasking) trên nền Android Honeycomb.


Chức năng Recent App - quản lí đa nhiệm trên Android Honeycomb

+ Notification/Status Bar & QuickSettings
Đây là điểm nổi bật của Android so với những hệ điều hành khác sử dụng máy tính bảng. Các thông báo từ những ứng dụng, trạng thái kết nối không dây, giờ, dung lượng pin còn lại,… tất cả sẽ được thể hiện tại thanh này. Tại đây, Google cũng tích hợp tính năng QuickSettings cho phép bạn bật tắt nhanh các kết nối và một số thiết lập khác mà không phải truy cập vào ứng dụng Settings của hệ thống.


+ App Menu: Khi nhấn vào nút này, bạn sẽ thấy tất cả các ứng dụng được cài đặt trên máy cũng như các ứng dụng mặc định mà nhà sản xuất tích hợp vào Android Honeycomb. Nơi liệt kê ứng dụng được gọi là App Drawer.


+ Search: Tìm kiếm nhanh bằng chữ hoặc bằng giọng nói. Bạn có thể tìm nội dung chứa trong máy cũng như nội dung trên Internet.

+ Nút Menu: nút này sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải của màn hình. Nhấn nút này, một menu sẽ hiện ra để bạn tùy chỉnh ứng dụng (chẳng hạn như truy cập vào Settings, thêm hình mới, tùy chỉnh lưu, xóa,…). Một số ứng dụng chưa tối ưu hóa cho Android Honeycomb thì phím Menu sẽ nằm kế bên nút App Menu và tính năng cũng tương tự.


3. Các thao tác cảm ứng

+ Nhấn và chạm: Nhấn là thao tác bạn dùng ngón tay nhấn vào một đối tượng (Object) để kích hoạt các dòng lệnh được lập trình sẵn với đối tượng đó. Chẳng hạn: bạn nhấn vào một biểu tượng để khởi chạy ứng dụng, bạn nhấn nút OK để lưu tài liệu, nhấn vào thanh địa chỉ để gõ tên trang web, nhấn hai lần để phóng to/thu nhỏ hình ảnh,… Chạm đó là khi bạn nhấn giữ ngón tay tại một đối tượng đến khi sự kiện xảy ra. Chẳng hạn bạn chạm và giữ ngón tay khoảng nửa giây tại màn hình chính để thêm widget, thay đổi hình nền,… Đây là thao tác cơ bản mà ta phải thường xuyên sử dụng trên Android.

+ Kéo và thả: Thao tác này tương tự như trên máy tính của bạn khi chúng ta kéo biểu tượng thả ra màn hình chính, sắp xếp biểu tượng,…

+ Miết: dùng hai (hoặc nhiều) ngón tay để thực hiện thao tác. Có thể kể đến việc phóng to hay thu nhỏ hình ảnh sẽ cần đến thay tác miết. Thao tác này ít khi phải sử dụng trên Android.

+ Kéo kết hợp với “giật” (flick): Trong quá trình cuộc trang web hay các thành phần khác, để cuộn nhanh hơn, bạn trượt nhanh ngón tay về một hướng nào đó.

4. Làm quen với HomeScreen của bạn

HomeScreen là thành phần vô cùng thú vị của Android. Tại thời điểm viết bài, Android Honeycomb chưa có nhiều HomeScreen thay thế như các bản Android dành cho điện thoại nhưng chắc chắn trong tương lai, bạn không còn phải bó buộc với HomeScreen mặc định từ nhà sản xuất. HomeScreen mặc định có 5 Panel, cung cấp cho bạn không gian rộng lớn để cá nhân hóa.


Khác với những hệ điều hành khác, Google cho phép người dùng cá nhân hóa HomeScreen ở mức rất cao. Để bắt đầu chỉnh sửa HomeScreen, bạn có thể nhấn giữ lâu vào một khoảng trống trên màn hình hoặc nhấn vào dấu + ở góc trên, bên phải màn hình. Khi đó, bạn sẽ thấy được giao diện của việc điều chỉnh HomeScreen với các thẻ như:


+ Widgets: Widget là những ứng dụng nhỏ được bố trí trên màn hình. Widget có thể chỉ chạy độc lập hoặc liên kết với một ứng dụng khác để lấy thông tin và hiện lên ngay trên HomeScreen cho bạn. Mặc định, Android Honeycomb cung cấp cho bạn một số widget hữu ích nhưng cũng rất đẹp mắt như đồng hồ, giá sách, Youtube, widget điều khiển trình chơi nhạc, widget thể hiện lịch, widget danh bạ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các widget khác từ những ứng dụng đã cài đặt hoặc tìm kiếm trên Market (sẽ nói đến ở phần bên dưới).

+ App Shortcut: Là các “lối đi tắt” đến các ứng dụng. Để thêm một shortcut, bạn nhấn giữ lâu vào ứng dụng bạn muốn tạo shortcut rồi kéo vào HomeScreen mong muốn. Cũng có thể thực hiện thao tác tương tự trong App Menu.

Mẹo: Bạn có thể di chuyển các widget và các shortcut bằng cách chạm và giữ lâu vào biểu tượng trên HomeScreen, sau đó di dời chúng đến vị trí mong muốn. Khi đưa các biểu tượng sang các cạnh trái hay phải, bạn có thể bố trí các biểu tượng sang những panel kế bên.

+ Wallpaper: Thay đổi hình nền của máy. Bạn cũng có thể sử dụng những hình nền động (Live Wallpaper) để máy có thêm “sức sống”. Live Wallpaper có thể làm cho máy của bạn chạy chậm và hao pin hơn đôi chút, tuy nhiên những chiếc máy mạnh mẽ được trang bị các vi xử lí hai nhân thì đây không phải là vấn đề gì to lớn.

+ More : Thêm vào một số hoạt động (Activity) từ các ứng dụng có sẵn của Android hay các ứng dụng cài thêm.

5. Kết nối Wifi cho máy tính bảng


Việc kết nối Internet trên Android Honeycomb có thể gây khó khăn cho những người mới sử dụng máy hoặc không rành về công nghệ. Trước hết, bạn nhấn vào biểu tượng đồng hồ, sau đó nhấn vào nút Show More. Bạn sẽ thấy được dòng chữ Wifi, nhấn vào đó. Trong cửa sổ Settings, bạn chọn Turn on Wifi. Bên dưới sẽ xuất hiện một loạt các mạng Wifi ở gần để bạn chọn và kết nối. Nếu được yêu cầu, bạn hãy nhập Password rồi nhấn nút Connect.

6. Thiết lập Google Account

Mỗi thiết bị chạy Android có thể được đăng nhập bởi nhiều Google Account khác nhau. Khi đã thiết lập một tài khoản Google, bạn sẽ được đồng bộ hóa dữ liệu từ các dịch vụ của Google xuống máy tính bảng cũng như cập nhật các thay đổi mà bạn thực hiện trên tablet sang những thiết bị khác. Những thiết lập cao cấp hơn dành cho các máy chủ doanh nghiệp sẽ không được đề cập tại đây.


Trong lần sử dụng đầu tiên, Android sẽ yêu cầu bạn nhập Google Account, tuy nhiên nhiều người dùng mới thường bỏ qua bước này. Đừng lo lắng, chúng ta vẫn có thể cấu hình nó một dễ dàng bằng các bước sau:

+ Kết nối Internet cho máy.
+ Truy cập vào Settings > Account & sync > Add account (nút này nằm ở góc phải của màn hình)
+ Chọn tài khoản mà bạn muốn thiết lập. Bạn có thể dùng tài khoản Gmail hay Facebook sẵn có để dùng. Ở đây sẽ minh họa bằng tài khoản Google vì ngoài việc đồng bộ danh bạ, bạn còn có thể đồng bộ lịch, sách và cả những ứng dụng mà bạn đã cài đặt trên máy.


+ Trong cửa sổ mới, nhập email và mật khẩu vào ô Email và ô Password. Hoàn tất, nhấn nút Sign in. Nếu chưa có tài khoản, bạn nhấn nút Create account để được hướng dẫn tạo tài khoản mới.
+ Nhấn Next cho đến lúc kết thúc. Chọn những thứ bạn cần đồng bộ (có thể chọn tất cả). Đến đây là bạn đã hoàn tất.


7. Duyệt web


Để bắt đầu duyệt web, bạn nhấn vào biểu tượng Browser trên HomeScreen hoặc trong App Menu.
Android Honeycomb có giao diện rất đơn giản, dễ dùng. Mỗi trang web bạn mở ra sẽ được bố trí trong một thẻ (tab). Nhờ đó, bạn có thể mở cùng một lúc nhiều trang. Muốn chuyển sang thẻ nào, bạn chỉ cần nhấn vào tên trang web trên thẻ tương ứng.

Mẹo:
+ Thanh địa chỉ sẽ biến mất khi bạn cuộn xuống các thành phần bên dưới của trang. Muốn thanh này xuất hiện nhanh mà không cần cuộn về đầu trang, nhấn vào tiêu đề của thẻ bạn đang duyệt.
+ Muốn duyệt web có Flash, bạn phải tải và cài đặt ứng dụng Flash Player 10.2 từ Market.

Bên cạnh đó, bạn có thể đánh dấu lại trang web ưa thích bằng cách nhấn vào nút Bookmark (hình ngôi sao) ở cạnh thanh địa chỉ. Khi cần xem lại trang đó, bạn chỉ cần gõ một vài chữ cái đầu tiên trong địa chỉ trang web hoặc tiêu đề của trang là Browser sẽ tự động tìm kiếm bookmarks tương ứng. Khi đã xác định được đó là trang cần mở, nhấn vào địa chỉ mà Browser gợi ý.


Khác với một vài hệ điều hành khó tính, Browser của Android cho phép bạn tải về tập tin từ Internet. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tập tin đều có thể tải về bằng trình duyệt mặc định, chẳng hạn như một tập tin mp3 từ trang zing.mp3 hay một số tập tin apk từ các trang chia sẻ. Khắc phục vấn đề này không có gì khó. Trước hết, bạn tải cài cài đặt ứng dụng ASTRO File Manager từ Market (miễn phí). Sau đó, chạy ASTRO. Trên thanh công cụ, chọn Prefs. Trong cửa sổ vừa mở ra, kéo xuống phía dưới và nhấp chọn vào ô Enable Browser Download là xong.

Lưu ý: Nếu muốn tải và xem file đính kèm trong email bằng ứng dụng Gmail hay Mail mặc định, bạn phải bỏ chọn mục Enable Browser Download trước khi tải file.


Bên cạnh đó, Google cũng cung cấp một tính năng rất hay mang tên Quick Control trong Menu > Settings. Với tính năng này, thanh công cụ phía trên màn hình sẽ biến mất. Nó chỉ xuất hiện khi bạn trượt ngón tay từ trái sang phải ở một khoảng cách nhỏ tính từ viền màn hình bên trái vào.

Tính năng Igconito Tab là tính năng duyệt Web riêng tư của Browser. Ứng dụng sẽ không lưu lại bất kì thông tin gì về quá trình duyệt web của bạn. Tuy nhiên, người quản trị mạng hay nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể truy theo dấu vết của bạn để biết được những trang mà bạn đã ghé thăm.


8. Chợ ứng dụng trực tuyến (Market)


Market là một trong những tính năng hấp dẫn của Android. Trên Market, bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều phần mềm hữu ích nhưng hòan toàn miễn phí. Một số ứng dụng sẽ thu phí khi bạn đặt mua.

Để chạy ứng dụng Market, bạn truy cập vào App Menu, tìm biểu tượng Market rồi nhấn vào đó. Trong lần đầu tiên sử dụng, bạn sẽ được hỏi về sự đồng ý các điều khoản của Google. Nhấn Accept để tiếp tục. Ở giao diện chính của ứng dụng, bạn sẽ thấy những ứng dụng mới được cập nhật và những ứng dụng được nhiều người đánh gía cao. Phía trên màn hình là ô Search Market với tính năng tìm kiếm. Cần tìm ứng dụng nào, bạn nhập tên hoặc các từ khóa liên qua đến ứng dụng đó để Market tìm và trả về kết quả cho bạn. Hiện tại ở Việt Nam bạn chỉ có thể thấy được các ứng dụng miễn phí. Muốn mua ứng dụng trả phí, bạn phải dùng phiên bản Market dựa trên nền web để thực hiện. Bạn có thể theo dõi việc tải về ở thanh Notification Bar.

Mẹo:
+ Phải làm gì khi không cài được ứng dụng từ Market?
Lỗi này có thể xảy ra với lần đầu tiên ta dùng Market hoặc với các bản ROM được cộng đồng bào chế lại, ứng dụng Market chưa ổn định. Trước hết, bạn cần kiểm tra lại đường truyền mạng của mình xem có thật sự vào Internet hay chưa. Nếu chưa được, bạn thử nhấn nút Cancel rồi cài đặt lại. Nếu cần thiết, bạn có thể thử khởi động lại máy hoặc đợi một lát sau rồi qua lại cài đặt. Có thể do khi đó máy chủ của Google đang có vấn đề nên truy cập của bạn không được thực hiện.

+ Market có khả năng tự khôi phục tất cả ứng dụng bạn đã đặt mua hoặc đã tải về. Vì thế, trong trường hợp chúng ta phải làm lại máy hay bị mất máy, dữ liệu về ứng dụng sẽ được Google lưu lại và tự động phục hồi. Chỉ cần bạn đăng nhập thiết bị Android bằng đúng tải khoản Google mà bạn dùng trước đó.

9. Kết nối máy tính bảng với PC

Việc kết nối máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android 3.0 với PC được thực hiện thông qua cáp USB mà nhà sản xuất đã kèm theo trong hộp sản phẩm. Khi đã kết nối với máy tính, bạn có thể dễ dàng duyệt những tập tin đang có trên máy tại My Computer. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng những trình đồng bộ/driver trong đĩa đi kèm để đồng bộ hóa danh bạ, nhạc, lịch,… giữa máy tính bảng với PC. Với những chiếc may dùng thẻ nhớ, bạn nhớ chọn tùy chọn Safely remove device trước khi rút dây cáp ra để tránh làm hư hỏng dữ liệu trong thẻ.

Lưu ý dành cho người dùng Mac: Bạn phải tải về ứng dụng Android File Transfer tại http://www.android.com/filetransfer/ và cài đặt vào máy để có thể trao đổi tập tin giữa PC và máy tính bảng.


10. Nghe nhạc với Android Honeycomb


Để nghe nhạc trên chiếc máy tính bảng của mình, trước hết bạn hãy chép tập tin nhạc từ máy tính vào thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong của máy. Nên chép tập trung vào một thư mục để sau này chúng ta có thể quản lí dễ dàng hơn. Bạn có thể đặt tên cho thư mục bất kì vì Android sẽ quét toàn bộ nhớ để kiếm các tập tin đa phương tiện. Sau đó, trên máy tính bảng, bạn vào Apps Menu > Music. Trong ứng dụng Music, toàn bộ bài nhạc bạn đã thêm sẽ hiện ra.


Nhìn vào góc trên bên trái, bạn sẽ thấy các tùy chọn duyệt tập tin nhạc. Bạn có thể duyệt theo những bài vừa thêm (New and recent), duyệt theo album (Albums), tên ca sĩ (Artist), tên bài hát (Songs), duyệt theo danh sách nhạc (Playlists) và theo thể loại (Genres). Muốn nghe một bài nhạc hay album nào đó, bạn nhấn chọn vào bài tương ứng. Thêm vào đó, bạn có thể tìm kiếm nhanh một bài nhạc, một ca sĩ hay một album bằng cách nhấn vào biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải của ứng dụng rồi nhập nội dung cần tìm kiếm.

Mẹo: Bạn có thể điều khiển nhanh việc chơi nhạc từ thanh notification bar. Nhấn vào biểu tượng tai nghe gần thanh đồng hồ là bạn sẽ thấy bộ điều khiển.



Theo Tinh Tế

Hướng dẫn tùy chỉnh, thay đổi hình boot trên điện thoại Android


Màn hình boot chính là thành phần đầu tiên chúng ta nhìn thấy khi khởi động 1 chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng Android. Mặc dù nó không có chức năng cụ thể nào cả, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng 1 màn hình khởi động bắt mắt vẫn hấp dẫn hơn rất nhiều so với bình thường.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo cách tạo mới hoặc thay đổi màn hình boot của Android cùng với 1 số tính năng khác đi kèm.

Một số điều cơ bản:

Phần cần thiết để tạo màn hình boot Android được chứa trong file nén với tên gọi bootanimation.zip (có thể tìm thấy trong thư mục media của phân vùng hệ thống như /system/media) có trên bộ nhớ trong của thiết bị. File này chứa toàn bộ thông tin yêu cầu để trình chiếu toàn bộ hoạt động trong quá trình boot, và được tự động tải khi thiết bị khởi động. Do vậy, quá trình mà chúng ta đang đề cập đến đơn giản chỉ là việc tùy chỉnh hoặc thay đổi file này mà thôi.

Bên trong file bootanimation.zip:

Trong phần này, chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về quá trình các hình động của Android làm việc như thế nào. Thực chất, quá trình màn hình khởi động của Android trông giống như 1 đoạn video đang chạy, và khi tiến hành giải nén file bootanimation.zip ra máy tính, chúng ta sẽ thấy:

- File desc.txt

- Thư mục part0 (chứa file ảnh *.png và các số theo thứ tự tăng dần)

- Các thư mục được sắp xếp tiếp theo như part1, part2...

Và toàn bộ quá trình hiển thị trên đều được sắp xếp theo thứ tự các bức ảnh có bên trong thư mục, với thông tin cụ thể được khởi tạo bên trong file text. Về mặt bản chất, file PNG trong thư mục part0 sẽ được hiển thị đầu tiên, và tiếp theo là file của part1... cứ tiếp tục như vậy theo tuần tự. Toàn bộ thông tin đều được định nghĩa cụ thể trong file desc.txt.

Các thư mục:

Chức năng của những thư mục này khá đơn giản, chứa đựng các file PNG đặt tên theo số thứ tự, bắt đầu từ 0000.png hoặc 00001.png, và cứ thế tăng lên. Tại đây, hệ thống phải có ít nhất 1 thư mục, và không giới hạn số lượng.

File desc.txt:

File text này có nhiệm vụ khởi tạo cách thức hiển thị của toàn bộ file ảnh trong các thư mục của quá trình boot. Cú pháp chung là:

Width Height Frame-rate

p Loop Pause Folder1

p Loop Pause Folder2

Ví dụ:

480 800 30

p 1 0 part0

p 0 0 part1
Như các bạn có thể thấy trong dòng đầu tiên, thông số 480 và 800 khởi tạo chiều rộng và cao của nhũng chi tiết trong quá trình boot tính theo đơn vị pixel. Và những thông số này phải trùng khớp với độ phân giải màn hình của thiết bị, tiếp theo số 30 chính là fps - Frames per second, số lượng ảnh hiển thị trong 1 giây.

Dòng thứ 2 và 3 có định dạng cú pháp tương tự như nhau, bắt đầu bằng ký tự p, đại diện cho từng phần của các hình động xuất hiện trong quá trình boot, và cuối cùng kết thúc trong phần part0 hoặc part1. Các con số đằng sau chữ p định nghĩa số vòng lặp của những phần này trước khi chuyển sang phần tiếp theo, tham số 0 chỉ định toàn bộ vòng lặp này dừng lại ngay khi quá trình boot hoàn tất.

Số tiếp theo ngay sau đó chỉ định hành động tạm dừng, được thể hiện qua số lượng các khung hình, và được phân chia theo thời gian bằng cách gắn liền với tỉ lệ khung hình. Ví dụ: tham số tạm dừng là 15 nghĩa là quá trình tạm dừng này sẽ mất 15 khung hình để hiển thị, và với tỉ lệ 30 fps, 15 khung hình này sẽ chiếm mất nửa giây.

Một số lưu ý về độ phân giải: quay trở lại với ví dụ trên, quá trình hiển thị của giai đoạn boot sẽ được hiển thị ở độ phân giải 480 x 800 pixel, và được gọi là HDPI. Một số thiết bị di động tầm trung với diện tích màn hình 320 x 480 pixel và được gọi là MDPI, và cuối cùng là những chiếc điện thoại bình dân với diện tích chỉ là 340 x 320 pixel, tương ứng với tên gọi LDPI. Bên cạnh đó, quá trình boot này cũng tuân theo 1 quy luật nhất định, đó là khi được tạo dành riêng cho những thiết bị với độ phân giải thấp sẽ vẫn hoạt động tốt trên màn hình diện tích lớn hơn, nhưng sẽ hiển thị ở chính giữa, và tất nhiên sẽ đi kèm với những phần đường viền thừa ra. Còn ngược lại, khi áp dụng quá trình boot với độ phân giải cao trên những thiết bị di động với màn hình nhỏ hơn thì phần thừa bên ngoài tính theo tỉ lệ sẽ bị che khuất.

Các tính năng cơ bản của quá trinh boot:


Trên thực tế, có rất nhiều dạng boot tương ứng dành cho các dòng điện thoại di động khác nhau, một số có nguồn gốc từ những công ty chuyên làm việc này, còn phần lớn là do cộng đồng từ các diễn đàn đóng góp. Và dưới đây là 1 số ví dụ vô cùng bắt mắt và hấp dẫn:

Tác phẩm Droids của Dysgenic tại diễn đàn XDA-Developers:




Android Particle Ring bởi Dysgenic (cũng tại diễn đàn XDA-Developers)




Android BIOS bởi frysee - XDA-Developers: với 2 bản chính dành cho điện thoại di động và máy tính bảng


Đây là sản phẩm dành cho thiết bị tablet

Honeycomb bởi Google:


Trên đây là những hình mẫu có sẵn của quá trình boot trên điện thoại Android, nhưng nếu chúng ta muốn tự làm thì phải thế nào? Các bạn hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Trước tiên, chúng ta cần 1 chương trình xử lý file nén như 7 – zip

- Chương trình xử lý ảnh quen thuộc, ví dụ như Adobe Photoshop, GIMP, Paint.NET, hoặc đơn giản chỉ là MS Paint

- Chương trình soạn thảo text, ví dụ NotePad của Windows, hoặc tốt nhất là NotePad++

- Thời gian để sáng tạo và xử lý các chi tiết bên trong bức ảnh

- Thông tin chính xác về điện thoại, cụ thể là độ phân giải của màn hình (nếu bạn không nắm rõ quá trình này, hãy sử dụng Google để tìm hiểu)

Quá trình tiến hành:


Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về quá trình boot – boot animation ở phần trên của bài viết, chúng ta hãy bắt tay vào thực hiện. Các bạn hãy tạo 1 thư mục mới trên máy tính và đặt tên là bootanimation, bên trong đó, tạo tiếp các thư mục khác tương ứng với từng phần của quá trình boot, đặt tên theo chuẩn là part0, part1...

Sử dụng chương trình xử lý đồ họa và tạo các bức ảnh với cùng 1 kích thước, sau đó lưu lại trong từng thư mục dưới định dạng PNG, theo thứ tự tương ứng. Ví dụ, nếu phần đầu tiên của chúng ta bắt đầu bằng 00000.png cho tới 00075.png thì phần tiếp theo bắt buộc phải bắt đầu từ 00076.png.

Sau khi chuẩn bị xong các thư mục và file ảnh cần thiết, hãy tạo tiếp file desc.txt trong thư mục bootanimation. Mở file text này theo cú pháp đã đề cập bên trên, lưu ý rằng nếu các bạn thiết lập thông số vượt quá 30 fps sẽ có thể gây ra lỗi hiển thị trên 1 số thiết bị. Và bước cuối cùng, chúng ta sẽ phải chọn tất cả thư mục và file bên trong bootanimation, kích chuột phải và chọn 7 – zip > Add to archive, lưu dưới định dạng *.zip, Compression level là Store.

Như vậy là chúng ta đã hoàn tất những phần cơ bản cần thiết, tiếp theo là quá trình áp dụng vào điện thoại. Tiếp theo, chúng ta sẽ phải copy file nén này vào 1 trong 2 thư mục sau trên điện thoại: /data/local hoặc /system/media, tuy nhiên mỗi thư mục lại đi kèm với ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Với đường dẫn /data/local thì ưu điểm dễ nhận thấy nhất là hệ thống sẽ không yêu cầu quyền truy cập root, do vậy có thể dễ dàng hoạt động với tất cả các thiết bị non – rooted mà không phải lo lắng khi thay đổi bất cứ thành phần nào trong phân vùng /system. Hơn thế nữa, nếu file nén bootanimation.zip được tìm thấy trong cả 2 thư mục thì Android sẽ bỏ qua file tại /system/media và nhường quyền ưu tiên cho /data/local. Còn nhược điểm của quá trình này là mỗi lần thực hiện thao tác hard reset (hay còn gọi là full data wipe hoặc factory reset) thì toàn bộ thành phần boot animation sẽ bị mất.

Còn với phương án copy vào thư mục /system/media/ chỉ có thể thực hiện được nếu điện thoại của bạn đã được root và người sử dụng có quyền truy cập đọc và ghi dữ liệu lên phân vùng /system. Còn điểm lợi của việc này là nếu reset dù với bất kỳ cách nào, toàn bộ quá trình boot animation sẽ được giữ nguyên. Còn nhược điểm ở đây là nó yêu cầu ADB hoặc trình duyệt file tại mức root như Root Explorer hoặc Super Manager.

Những thao tác trên khá phức tạp và khó thực hiện đối với những ai không rành về kỹ thuật, do vậy chúng tôi sẽ miêu tả thêm 1 số các thao tác cụ thể khác dưới đây để copy bất cứ file nào vào thư mục được yêu cầu, có thể áp dụng với tất cả các thiết bị qua đường dẫn /data/local hoặc chỉ với một số thiết bị đã được root bằng đường dẫn /system/media.

Một số yêu cầu tiếp theo:

- Điện thoại hoặc máy tính bảng Android sử dụng hệ điều hành Froyo 2.2 hoặc mới hơn. Quá trình thử nghiệm riêng biệt đã thành công trên Froyo và Gingerbread.

- Một số ứng dụng duyệt file như OI File Manager được cài trên điện thoại. Còn với những thiết bị root thì bạn phải cần đến công cụ hỗ trợ khác như Root Explorer hoặc Super Manager.

- File bootanimation.zip đã được chuẩn bị sẵn như phần trên của bài viết mô tả.

Khi sử dụng trình duyệt file:


- Kết nối điện thoại với máy tính qua cable USB, trỏ tới thiết bị lưu trữ như thẻ nhớ để bắt đầu copy file.

- Copy file bootanimation.zip cần cài đặt tới thẻ SD.

- Ngắt kết nối và sử dụng trình duyệt file trên điện thoại.

- Mở thư mục /system/media, copy file bootanimation.zip có sẵn tại đó vào bất kỳ thư mục nào khác trên thẻ SD.

- Copy ngược trở lại file bootanimation.zip mới (vừa chuyển từ máy tính qua).

- Đối với tất cả các thiết bị thì hãy copy file bootanimation.zip vào thư mục /data/local hoặc đối với điện thoại đã được root thì sau khi mở /system/media hãy copy file bootanimation.zip. Nếu bạn đang dùng Super Manager thì cần phải kích hoạt tính năng root trước tiên từ mục Settings, Hơn nữa, người dùng sẽ phải kết hợp phân vùng /system với chức năng đọc và ghi dữ liệu trước khi thao tác.

Với phương pháp ADB:

- Kích hoạt tính năng USB debugging trên thiết bị qua menu Settings > Applications > Development.

- Kết nối điện thoại với máy tính qua cable USB.

- Khởi động ứng dụng Prompt / Terminal trên máy tính.

- Chuyển tới thư mục lưu file bootanimation.zip trên điện thoại.

- Để áp dụng với tất cả các thiết bị, hãy gõ lệnh sau:
adb pull /data/local/bootanimation.zip c:\

adb push bootanimation.zip /data/local/

Hoặc với điện thoại đã root thì sử dụng lệnh:

adb pull /system/media/bootanimation.zip c:\

adb remount

adb push bootanimation.zip /system/media/
Sau đó, các bạn chỉ cần khởi động lại điện thoại và quá trình áp dụng boot animation của chúng ta sẽ hoàn tất.

Khôi phục lại boot animation nguyên bản:


Mặt khác, nếu các bạn muốn quay trở lại quá trình boot animation ban đầu thì chỉ cần copy file bootanimation.zip đã sao lưu ở bước trên, và gõ các câu lệnh như bên trên là được. Chúc các bạn thành công!

Theo Tinh Tế

Tự tạo một ứng dụng Android dễ hay khó ?


Trước đây có thể chúng ta vẫn nghĩ lập trình phần mềm là một thứ gì đó khó khăn phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Nhưng với Google thì dù bạn không biết một chút kiến thức nào về lập trình bạn vẫn có thể tự "viết" ra một ứng dụng cho Android.

Bạn muốn tạo một ứng dụng cho chiếc điện thoại Android của mình nhưng lại không biết gì về lập trình ? Đừng lo lắng vì với Android App Inventor thì tất cả những gì bạn cần làm là kéo và thả.

Cài đặt và sử dụng App Inventor

Để có thể sử dụng được App Inventor trước tiên máy tính của bạn cần phải có Java 1.6 hoặc mới hơn (download tại đây), sau đó download và cài đặt App Inventor. Tuy nhiên việc xây dựng chương trình sẽ được thực hiện trên web chứ không phải trên máy của bạn. Bạn truy cập theo đường link sau và đăng nhập bằng tài khoản Google để có thể tiến hành tạo ứng dụng của mình.

Tạo một ứng dụng đơn giản với App Inventor

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn những thao tác cơ bản nhất để làm việc với App Inventor. Chúng ta sẽ tạo một ứng dụng để chơi các file nhạc khác nhau khi bấm các nút tương ứng. Trước tiên click vào New để tiến hành tạo ứng dụng.


Sau đó đặt tên cho ứng dụng mà bạn sẽ tạo.


Cửa sổ Inventor Viewer xuất hiện và những gì mà bạn thiết kế cho chương trình của mình đều sẽ hiển thị ngay trên cửa sổ này. Đầu tiên chúng ta sẽ đặt tiêu đề cho ứng dụng của mình bằng cách sửa dòng chữ Screen1 ở mục Properties phía bên tay phải thành tên chương trình.


Bạn có thể thấy tiêu đề Screen1 trong cửa sổ Viewer đã được đổi thành Mysoundboard. Tiếp đến ta cần tạo một khung để chứa các nút của chương trình. Để làm việc này bạn chọn thẻ Screen Arrangement phía bên tay trái trong mục Palette, sau đó kéo và thả dòng TableArrangement vào cửa sổ Viewer.


Trong mục Properties của Table Arrangement bạn sửa thông số Column và Row thành 3 để khung có kích thước 3 hàng 3 cột.


Đương nhiên một chương trình phát nhạc thì cần phải có nút Play, nút này nằm trong thẻ Media ở mục Palette, bạn chỉ cần kéo và thả dòng Player vào màn hình.


Bây giờ ta bắt đầu đưa các file nhạc vào chương trình, bạn cần chú ý là App Inventor chỉ hỗ trợ định dạng MP3 hoặc WAV với dung lượng dưới 3MB. Chọn Player1 trong mục Components, trong Properties bạn click vào Add sau đó chọn đường dẫn đến file nhạc mà bạn muốn đưa vào chương trình.


Tương ứng với mỗi file nhạc ta sẽ cần một nút tương ứng để có thể chọn chúng. Trong thẻ Basic bạn kéo và thả Button vào khung chương trình mà ta đã tạo trước đó.


Sau đó sửa tên các nút tương ứng với các file nhạc trong ô Text.


Lúc này giao diện chương trình của chúng ta sẽ giống như sau.


Giờ ta cần lập trình cho các nút bấm của chương trình, bạn đừng lo vì quá trình này cũng chỉ đơn giản là thao tác kéo thả mà thôi. Để bắt đầu bạn Click vào Blocks Editor.


Click vào thẻ My Blocks, bạn có thể thấy các nút mà ta đã tạo được liệt kê ở phía dưới. Trong Button1 bạn kéo và thả “miếng ghép” Button1.Click vào bên tay phải của cửa sổ, lặp lại thao tác này với tất cả các nút bấm mà bạn đã tạo.


Tiếp đến bạn chọn Player1 ở dưới sau đó kéo và thả Player1.Source vào phần trống của tất cả các mảnh Button.Click ở trên.


Chọn thẻ Built-In sau đó chọn Text. Tương tự bạn kéo và thả miếng ghép text vào phía sau của Player1.Source.


Ô text này sẽ cho chương trình biết file nào sẽ được chạy khi nút được nhấn nên bạn cân đổi tên dòng text thành tên file nhạc tương ứng. Lặp lại quá trình này đối với tất cả các nút khác.


Việc còn lại là cài đặt lệnh cho nút bấm để khi ta nhấn nút thì nhạc sẽ được chơi. Đơn giản bạn chỉ cần kéo miếng Player1.Start trong thẻ My Blocks và ghép vào Button.Click của từng nút.


Vậy là chương trình Soundboard của chúng ta đã hoàn thiện, bạn có thể chạy thử chương trình trên trình giả lập của Inventor hoặc tải vào điện thoại của mình bằng cách:

- Kích hoạt chức năng USB Debugging trên điện thoại trong Settings > Applications > Development và kết nối với máy tính. Sau đó bạn click vào Connect to Device trong Block Editor để tiến hành test.


- Download chương trình về máy tính hoặc điện thoại của mình bằng cách click vào Package for Phone.


Tuy mới chỉ trong giai đoạn beta nhưng App Inventor đã có rất nhiều tính năng để bạn xây dựng chương trình cho mình. Chỉ với thao tác kéo thả đơn giản là bạn đã biết đâu trong tương lai bạn lại là tác giả của một ứng dụng hot nào đó nhờ vào App Inventor.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét